THÀNH LẬP CHI NHÁNH

Khi nào thì cần thành lập chi nhánh?

Hầu hết, khi bắt đầu khởi nghiệp và hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp đều mong muốn công ty ngày càng phát triển và mở rộng thị trường. Đó là lý do vì sao, khi công ty dần đi vào quỹ đạo, thì việc thành lập chi nhánh nên được thực hiện. 

Tùy vào nhu cầu của từng doanh nghiệp, mà chi nhánh công ty được thành lập cùng/khác tỉnh và chọn lựa hình thức hạch toán phụ thuộc/độc lập. Để tiết kiệm thời gian và chi phí đối với các thủ tục thành lập phức tạp, hãy tham khảo dịch vụ thành lập chi nhánh tại Anpha nhanh chóng, hiệu quả. 

Thành lập chi nhánh cần chuẩn bị những gì?

 Bạn chỉ cần cung cấp bao gồm:

  1. MST hoặc Scan GPKD
  2. Địa chỉ chi nhánh dự kiến
  3. Hình thức hạch toán của chi nhánh
  4. Thông tin người đứng đầu chi nhánh
  5. CMND hoặc CCCD hoặc Hộ chiếu người đứng đầu chi nhánh

Các hình thức hạch toán chi nhánh?

1. Thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh với trụ sở chính 

Với hình thức này chi nhánh cần lưu ý các thủ tục sau:

Đối với thuế TNCN

  • Nếu người lao động ký hợp đồng lao động, đăng ký giảm trừ gia cảnh với trụ sở chính và làm việc tại chi nhánh thì doanh nghiệp sẽ trả lương và kê khai thuế TNCN;
  • Nếu người lao động ký hợp đồng lao động, đăng ký giảm trừ gia cảnh với chi nhánh thì chi nhánh thực hiện kê khai thuế TNCN.

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh không phải nộp hồ sơ kê khai thuế TNDN và báo cáo tài chính.

2. Thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với trụ sở chính 

Với hình thức này chi nhánh cần lưu ý các thủ tục sau:

Đối với việc có hoặc không phát sinh doanh thu:

  • Nếu chi nhánh trực tiếp thực hiện giao dịch thương mại: Chi nhánh thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài, thuế GTGT tại Chi cục Thuế quản lý chi nhánh;
  • Nếu chi nhánh không thực hiện giao dịch thương mại, không phát sinh doanh thu thì tổng hợp số liệu, chứng từ phát sinh trong kỳ và thực hiện kê khai tại trụ sở chính. Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế.

Đối với thuế TNCN: Lưu ý tương tự chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh với trụ sở chính.

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh nộp hồ sơ kê khai thuế TNDN và báo cáo tài chính chung với trụ sở chính.

3. Thành lập chi nhánh hạch toán độc lập 

Với hình thức này chi nhánh sẽ có con dấu riêng, xuất hóa đơn GTGT riêng, tự chịu trách nhiệm mọi hoạt động kinh doanh cũng như tự quản lý sổ sách, chứng từ kế toán...

Chi nhánh hạch toán độc lập sẽ thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN và quyết toán thuế riêng tại chi nhánh.


Những việc cần làm sau khi thành lập chi nhánh là gì?

1. Kê khai và nộp lệ phí môn bài

  • Nếu chi nhánh thành lập trong 6 tháng đầu năm thì lệ phí môn bài là 1.000.000 đồng;
  • Nếu chi nhánh thành lập trong 6 tháng cuối năm thì lệ phí môn bài năm đầu tiên phải đóng là 500.000 đồng.

2. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử:

  • Đối với chi nhánh hạch toán độc lập thì bắt buộc phải mua và đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử riêng với hóa đơn của công ty mẹ.
  • Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì không cần phải mua hóa đơn điện tử riêng, có thể sử dụng chung hóa đơn với công ty mẹ.

3. Mở tài khoản ngân hàng:

  • Chi nhánh hạch toán độc lập cần mở tài khoản ngân hàng riêng
  • Chi nhánh hạch toán phụ thuộc không bắt buộc mở tài khoản ngân hàng riêng

4. Treo bảng hiệu thuế mica: Hoàn thiện trước 10 ngày kể từ thời điểm có giấy phép kinh doanh cho chi nhánh

Các câu hỏi thường gặp

1,000+ công ty đang sử dụng dịch vụ tại NDS Group

Hãy nhấn vào nút LIÊN HỆ để chúng tôi phục vụ bạn DỊCH VỤ BÁO CÁO TÀI CHÍNH.