THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH
Hộ kinh doanh là gì?
Là loại hình kinh doanh được đăng ký bởi cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Hộ kinh doanh cá thể không giới hạn số lượng lao động. Đồng thời, hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng chỉ được đăng ký trụ sở chính tại 1 địa chỉ duy nhất trên phạm vi toàn quốc.
Thành lập hộ kinh doanh cần những gì?
Đơn giản hóa quy trình, thủ tục là tiêu chí và ưu điểm của các dịch vụ thành lập tại NDS. Do vậy, bạn chỉ cần cung cấp các thông tin cơ bản sau:
- CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;
- CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên hộ gia đình tham gia góp vốn đăng ký HKD;
- Thông tin dự kiến thành lập: tên HKD, ngành nghề kinh doanh, vốn, địa chỉ trụ sở...
Các bước để đăng ký hộ kinh doanh?
Để làm hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể, bạn tiến hành các bước sau:
1. Chuẩn bị hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể
- CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh và các thành viên hộ gia đình tham gia góp vốn đăng ký HKD cá thể;
- Hợp đồng thuê nhà/mượn nhà/giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Soạn và nộp hồ sơ
Nộp giấy đề nghị đăng ký HKD cá thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh (kèm bản sao giấy CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh (người đại diện đứng tên trên giấy phép);
Nội dung giấy đề nghị đăng ký HKD cá thể bao gồm:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ chi tiết địa điểm kinh doanh;
Ví dụ: Hộ kinh doanh Nguyễn Thị B - Địa chỉ 90 đường Số 9 Khu đô Thị Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức. - Ngành, nghề kinh doanh;
Nếu bạn sử dụng dịch vụ của Anpha, chỉ cần cung cấp ngành kinh doanh chính, Anpha sẽ hỗ trợ soạn các ngành, nghề theo đúng quy chuẩn của cơ quan nhà nước.
Lưu ý: Những ngành, nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định thì phải bổ sung bản sao chứng chỉ hành nghề hoặc giấy chứng nhận vốn pháp định do cơ quan nhà nước cấp quận/huyện cấp. - Vốn điều lệ;
- Họ, tên, số và ngày cấp CMND/CCCD/hộ chiếu, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc đại diện các thành viên hộ gia đình.
3. Bạn sẽ được cấp giấy biên nhận và giấy chứng nhận đăng ký HKD cá thể nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Hồ sơ hợp lệ theo quy định các biểu mẫu;
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh đăng ký phù hợp quy định;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người đăng ký thành lập HKD cá thể.
Những việc cần làm sau khi thành lập Hộ kinh doanh là gì?
1. Soạn và nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
2. Mở tài khoản ngân hàng
3. Làm thủ tục in và phát hành hóa đơn
4. Mua thiết bị chữ ký số
5. Đặt bảng tên công ty (kích thước 20x30cm).
Các câu hỏi thường gặp
Nộp trực tiếp tại UBND quận/huyện nơi HKD đăng ký địa chỉ kinh doanh, hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký HKD cá thể;
- Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ HKD và các thành viên hộ gia đình tham gia thành lập HKD (nếu có);
- Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập HKD (Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng tham gia góp vốn đăng ký HKD)
- Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ HKD;
- Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng)
- Chứng chỉ hành nghề bản photo (nếu kinh doanh ngành, nghề có điều kiện).
Có. 1 Hộ kinh doanh cá thể chỉ được pháp đăng ký trụ sở HKD tại một địa chỉ duy nhất trên phạm vi toàn quốc nhưng có thể hoạt động tại nhiều địa điểm. Tuy nhiên phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế và cơ quan quản lý thị trường về các địa điểm kinh doanh còn lại.
Các ngành, nghề như: thẩm mỹ viện, phun xăm gây chảy máu, phòng khám chữa bệnh, các ngành, nghề liên quan dược, xây dựng… đều cần chứng chỉ hành nghề khi mở HKD cá thể.
Được. Theo quy định của pháp luật, công nhân viên chức không được làm những việc sau: Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Vì vậy công nhân viên chức hoàn toàn có quyền được đứng ra mở hộ kinh doanh.
Được. Hiện nay pháp luật chỉ cấm chủ hộ/thành viên hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân. Không có quy định nào về việc chủ HKD không được đồng thời làm người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH hay công ty Cổ phần và trên thực tế thủ tục này vẫn thực hiện bình thường.
Thuế phải nộp của hộ kinh doanh cá thể bao gồm: thuế môn bài - hàng năm, thuế khoán - hàng tháng và nộp theo mức cơ quan thuế áp.
Nếu phát sinh hóa đơn sẽ đóng tiền thuế GTGT (Ví dụ: Dịch vụ, xây dựng không bao thầu NVL 5%, cho thuê tài sản 5%, sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu NVL 3%...
Không. Để xác định mức thuế khoán phù hợp cho từng HKD cá thể, cán bộ quản lý thuế chủ yếu căn cứ vào mức doanh thu hàng tháng của HKD đó.
Khi mới thành lập, doanh thu này do chủ HKD ước chừng và tự khai báo. Tuy nhiên, sau thời gian hoạt động, cơ quan quản lý thuế có thể kiểm tra, xác minh địa chỉ, tình hình hoạt động kinh doanh thực tế và điều chỉnh mức thuế khoán đã áp dụng.
Không. Trường hợp có nhiều thành viên hộ gia đình cùng tham gia góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì các thành viên phải họp bàn và ủy quyền cho 1 cá nhân đứng tên chủ hộ. Thông tin các thành viên góp vốn, tỷ lệ góp vốn sẽ được ghi cụ thể trong Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể và được đính kèm bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân và danh sách có đầy đủ chữ ký của tất cả thành viên góp vốn.
Được. Có thể lập HKD cá thể ở bất kỳ tỉnh nào không phải nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của chủ HKD. Chỉ cần trong hồ sơ đăng ký ghi địa chỉ chỗ ở hiện tại của chủ hộ kinh doanh tại tỉnh đăng ký địa chỉ là được