THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH

Công ty TNHH là gì?

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là loại hình doanh nghiệp mà trong đó các thành viên (có thể là cá nhân hoặc tổ chức) góp vốn thành lập và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp. 

Công ty TNHH có những loại hình nào?

Công ty TNHH có thể tồn tại dưới hai hình thức chính:

  • Công ty TNHH một thành viên: Chỉ có một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Có từ 2 đến 50 thành viên góp vốn.

Khi nào nên thành lập công ty TNHH?

Bạn nên cân nhắc thành lập công ty TNHH trong các trường hợp sau:

  1. Quy mô vừa và nhỏ: Nếu bạn muốn thành lập một doanh nghiệp vừa và nhỏ, nơi số lượng thành viên góp vốn không quá nhiều, công ty TNHH là lựa chọn phù hợp.
  2. Muốn hạn chế rủi ro tài chính cá nhân: Loại hình này phù hợp khi bạn muốn bảo vệ tài sản cá nhân. Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp, điều này giúp họ tránh khỏi việc phải dùng tài sản cá nhân để giải quyết các khoản nợ của công ty.
  3. Quản lý tập trung, tránh sự tham gia của quá nhiều nhà đầu tư: Công ty TNHH thường không có quá nhiều thành viên góp vốn (tối đa 50 người đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên). Điều này giúp doanh nghiệp dễ quản lý, không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi liên tục của các cổ đông.
  4. Không có nhu cầu phát hành cổ phiếu hoặc huy động vốn từ công chúng: Nếu doanh nghiệp không có kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán hay kêu gọi vốn rộng rãi từ công chúng, công ty TNHH là lựa chọn phù hợp. Công ty TNHH không được phát hành cổ phiếu như công ty cổ phần.

Các thông tin bạn cần cung cấp khi thành lập Công Ty TNHH là gì?

  1. Thông tin dự kiến: Tên công ty, địa chỉ, ngành nghề
  2. Vốn điều lệ & tỷ lệ góp vốn của thành viên
  3. Bản sap công chứng CMND hoặc CCCD hoặc Hộ chiếu chủ sở, thành viên góp vốn, người đại diện theo pháp luật

NDS sẽ thay bạn thực hiện bao gồm những công việc là gì?

  1. Tư vấn miễn phí vốn điều lệ, mã ngành, tên,...v.v. phù hợp
  2. Soạn toàn bộ hồ sơ theo quy định
  3. Trình ký & Nộp hồ sơ​
  4. Theo dõi và nhận kết quả
  5. Bàn giao GPKD và con dấu
  6. Đăng công bố thành lập
  7. Tư vấn miễn phí các thủ tục sau thành lập
  8. Thiết kế bảng hiệu thuế sau khi có GPKD

Những việc cần làm sau khi thành lập?

1. Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu

2. Mở tài khoản ngân hàng và đăng ký tài khoản nộp thuế điện tử

3. Mua chữ ký số

4. Làm thủ tục phát hành hóa đơn

5. Treo bảng hiệu công ty

6. Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn

7. Tham gia bảo hiểm cho người lao động và các vấn đề về thuế

Các câu hỏi thường gặp

1,000+ công ty đang sử dụng dịch vụ tại NDS Group

Hãy nhấn vào nút LIÊN HỆ để chúng tôi phục vụ bạn DỊCH VỤ BÁO CÁO TÀI CHÍNH.